Cách cải thiện kỹ năng xã hội để tìm kiếm nhiều cơ hội việc làm

Trong thời buổi hội nhập, thật khó có thể đi đến thành công mà chỉ có một mình. Chúng ta, đặc biệt là với giới trẻ, cần phải có thật nhiều sự tương tác và trải nghiệm. Với những bạn còn nhút nhát, rụt rẻ, viecparttime.net sẽ chia sẻ cách cải thiện kỹ năng xã hội trong bài viết sau đây.

Xây dựng mối quan hệ - Kỹ năng quan trọng trong thời đại 4.0

Kỹ Năng Xã Hội Là Gì?

Kỹ năng xã hội là một thuật ngữ khá mơ hồ. Nó bao gồm một loạt các tình huống và hành vi quá rộng để có thể thảo luận hết trong một bài viết.

Khi hầu hết mọi người nói rằng họ muốn cải thiện kỹ năng xã hội của mình, tôi nghĩ điều họ thực sự muốn nói là “Tôi muốn nói chuyện với người lạ, kết bạn dễ dàng hơn và thoải mái hơn trong các tình huống giao tiếp xã hội.” Vì thế, đó là những chủ đề mà tôi sẽ tập trung ở bài viết này (đó cũng là những chủ đề mà tôi có nhiều kinh nghiệm nhất).

Lưu ý: Mặc dù bạn có thể cải thiện các kỹ năng xã hội bằng cách thực hành, nhưng cũng có khả năng là nỗi lo lắng xã hội của bạn bắt nguồn từ chứng rối loạn lo âu.

Nếu bạn lo lắng về điều này, tôi khuyên bạn nên nói chuyện với chuyên gia y tế. Tôi không phải là bác sĩ, nhà trị liệu hay tư vấn viên; vì thế, lời khuyên của tôi không có tác dụng thay thế cho sự trợ giúp chuyên nghiệp.

1. Không nên ẩn mình sau điện thoại

Vì sao mạng xã hội có khả năng gây nghiện? | Vinmec

Một số vấn đề bạn gặp phải khi giao tiếp có thể ít nhất là do chiếc máy nhỏ bé bạn bỏ trong túi. Việc nhìn vào điện thoại ở nơi công cộng đã dần trở thành một “lẽ đương nhiên” và điều này đã có tác động tiêu cực đến tương tác xã hội.

Trước khi điện thoại di động (đặc biệt là điện thoại thông minh) xuất hiện, bạn gần như không có lựa chọn nào khác ngoài việc chuyện trò với những người xung quanh. Chắc chắn một điều rằng bạn có thể vùi mặt vào một cuốn tiểu thuyết hoặc sổ ghi chú, nhưng cả hai thứ này đều khó có thể so sánh được với “sức hút” từ chiếc điện thoại.

Tuy nhiên, hầu hết mọi người ngày nay đều “dán mắt” vào điện thoại. Cũng bởi vì điện thoại trở nên dễ chấp nhận về mặt xã hội, nên bạn có thể dễ dàng sử dụng nó để tránh tương tác với người lạ (hoặc thậm chí là người quen mà bạn không muốn nói chuyện).

Thế nhưng nếu bạn muốn kết nối với mọi người, bạn cần phải gạt điện thoại qua một bên. Điều này có vẻ hơi kỳ quặc lúc đầu, hay thậm chí có thể khó khăn với bạn, nhưng nếu bạn muốn trò chuyện, thì trước tiên bạn cần phải báo hiệu rằng bạn sẵn sàng muốn nói chuyện.

Việc tắt điện thoại sẽ gửi một tín hiệu rằng bạn muốn trò chuyện và điều này cũng giúp bạn có nhiều khả năng tiếp nhận môi trường xung quanh hơn (bao gồm bất kỳ đối tác trò chuyện tiềm năng nào).

2. Làm nhiều việc mà trong đó có sự tương tác với mọi người

Austin Kleon đã từng nói trong quyển “Nghệ thuật PR bản thân” (Show Your Work) là “ Hãy gặp gỡ trong một không gian riêng biệt.”

Ngày nay, có nhiều ứng dụng cung cấp đủ cho bạn mọi thứ từ cửa hàng tạp hóa như kem đánh răng hay là bánh taco. Điều này kết hợp với các dịch vụ cho phép bạn sử dụng phương tiện truyền thông nhiều hơn mức bình thường và dễ dàng là bạn sẽ dành phần lớn thời gian của mình ở trong nhà.

Mặc dù các dịch vụ kỹ thuật số này có thể giúp ta tiết kiệm thời gian và tiền bạc, nhưng chúng cũng có thể làm tách biệt chúng ta ra khỏi thế giới thực. Nếu không tiếp xúc trực tiếp thường xuyên với mọi người thì các kỹ năng xã hội của bạn sẽ bị mai một. Vì lý do này, tôi khuyên bạn giao tiếp trực tiếp với mọi người. Dưới đây là một vài ví dụ cụ thể:

· Mua đồ ở cửa hàng tạp hóa thay vì mua sắm trực tuyến.

· Đi ăn thay vì đặt hàng (điểm thưởng cho bạn nếu bạn mời một người bạn hoặc thành viên gia đình).

· Xem phim tại rạp thay vì ngồi xem ở nhà.

· Mua sách tại một cửa hàng sách địa phương thay vì mua trên Amazon.

Trên đây chỉ là một vài ý tưởng thôi. Bạn có thể có thể nghĩ ra nhiều cơ hội liên quan đến sở thích và các hoạt động hàng ngày của bạn hơn. Điểm chính ở đây là làm cho bản thân tiếp xúc với nhiều người (hoặc ít nhất là có cơ hội tiếp xúc với người khác).

Những kĩ năng xã hội bạn nên biết (P1) – Thú Vị Quanh Ta

3. Tắt tai nghe của bạn

Tôi yêu tai nghe cũng giống như mọi người vậy và có lẽ còn nhiều hơn thế nữa, hãy nhìn xem tôi nghe biết bao nhiêu bản nhạc! Trong khi tai nghe là một công cụ tuyệt vời để đánh giá cao sắc thái của một bản nhạc hoặc giúp bạn trở nên tập trung hơn vào những việc quan trọng, chúng cũng tách bạn ra khỏi thế giới và mọi người.

Khi bạn đeo tai nghe, bạn ngụ ý rằng: “Vui lòng đừng nói chuyện với tôi, tôi không muốn bị làm phiền.” Điều này thật tuyệt nếu bạn không muốn đồng nghiệp của bạn làm gián đoạn đến bạn, nhưng nó lại ảnh hưởng tiêu cực nếu bạn muốn kết nối với mọi người. Giống như điện thoại, bạn cần chứng minh rằng bạn sẵn sàng nói chuyện nếu bạn muốn có nhiều cuộc trò chuyện hơn.

Việc bỏ tai nghe (hoặc lấy AirPods ra) sẽ mở ra cho bạn nhiều cơ hội tương tác xã hội hơn. Thêm vào đó, bạn có thể bắt đầu nhận biết các loại âm thanh cụ thể như tiếng hót của một loài chim nào đó hoặc tiếng ồn ào của phương tiện qua lại. Về tổng thể, kinh nghiệm của bạn về thế giới sẽ phong phú hơn.

4. Tìm kiếm các hoạt động xã hội đã được định sẵn

Nếu bạn là người hướng nội, bạn có thể gặp khó khăn trong việc bắt chuyện với những người lạ trong quán cà phê, quán bar hoặc đứng xếp hàng tại cửa hàng tạp hóa. Điều này là do những tình huống này quá mở, quá thiếu cấu trúc: chúng đều tập trung vào việc trò chuyện và điều này có thể làm bạn khó xử và kiệt sức khi lần đầu gặp gỡ người khác.

Để giảm áp lực, tôi khuyên bạn nên tìm các hoạt động xã hội được định sẵn – các hoạt động giúp bạn có vài thứ khác để làm khi bạn không biết mình nên nói gì. Dưới đây là một vài ví dụ cụ thể:

· Chơi các trò chơi cờ bàn (broad games) vào buổi tối (nhiều nhà máy bia địa phương, quán cà phê và trung tâm cộng đồng tổ chức những buổi này)

· Tham gia các giải đấu thể thao, nhóm nhà thờ hay ban nhạc cộng đồng / dàn nhạc

· Tham gia các nhóm Meetup (chắc chắn bạn đã chọn một nhóm “thân thiện” với người hướng nội)

· Đăng ký các lớp học trực tiếp (nấu ăn, chụp ảnh, vẽ tranh, v.v.)

· Hay tham gia các nhóm thủ công (bạn có thể tìm thấy rất nhiều trong số này trên Meetup)

Mục tiêu là tìm một hoạt động mang đến cho bạn cơ hội nói chuyện nhưng cũng có thứ khác để tập trung vào làm khi cuộc trò chuyện tạm lắng.

5. Sử dụng cởi mở ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể nói lên những điều mà lời nói không thể hiện. Chẳng hạn như cách một người đứng hoặc ngồi có thể cho bạn biết rất nhiều về cảm giác của họ. Biết cách đọc và sử dụng các tín hiệu này là chìa khóa để cải thiện các kỹ năng xã hội.

Khi bạn đang cố gắng hòa đồng hơn thì bạn nên sử dụng ngôn ngữ cơ thể “mở”. Ngôn ngữ cơ thể “mở” báo hiệu cho người khác biết rằng bạn thích tương tác với họ.

Vậy trong thực tế, chúng ta nên làm điều này như thế nào? Dưới đây là các yếu tố chính:

· Mở rộng chân và tay của bạn

· Đứng (hoặc ngồi) thẳng

· Quay về phía mọi người

· Thả lỏng vai (có nhiều người quen co vai lại)

· Nở nụ cười

Nếu bạn làm như trên, bạn sẽ trở nên thân thiện và cởi mở hơn khi nói chuyện với người khác.

Bạn cũng có thể sử dụng các nguyên tắc tương tự để xem liệu có phù hợp để tham gia một cuộc nói chuyện hay không. Nếu mọi người đang đứng / ngồi với tư thế “mở” (hướng ra ngoài), thì điều đó có thể báo hiệu rằng họ đã sẵn sàng nói chuyện với ai đó.

Mặt khác, nếu có hai người ngồi đối diện nhau và cách biệt với những người còn lại trong phòng thì đó là một dấu hiệu chứng tỏ họ đang trò chuyện riêng tư và không muốn người khác tham gia.

Sau khi đã nói xong tất cả những điều này thì tôi phải nói rằng ngôn ngữ cơ thể không phải lúc nào cũng dễ đọc vị. Bạn không thể chắc chắn 100% việc ai đó cảm thấy thế nào hoặc nếu họ muốn nói chuyện với bạn. Chắc chắn, sẽ có những khoảnh khắc khó xử khi bạn đọc vị sai. Điều này đưa tôi đến lời khuyên tiếp theo.

6. Chấp nhận những giây phút bối rối

Daniel Simonsen từng hỏi “Bạn đã bao giờ làm điều gì đó thực sự làm bạn ngượng và đã nghĩ về nó trong vòng 8 năm?”

Sẽ có những khoảnh khắc khó xử khi bạn đang cố gắng hòa đồng hơn. Dù cho đó là việc bạn giơ tay ra bắt khi người khác đang định đấm tay, hay chỉ là nỗi khổ do không biết phải nói gì, thì lúng túng là điều không thể tránh khỏi.

Rất nhiều người (bao gồm cả bản thân tôi) tự tạo áp lực không đáng có để tránh sự lúng túng, bối rối. Bởi vì nếu bạn bối rối, điều đó có nghĩa là bạn đã thất bại về mặt giao tiếp xã hội rồi có phải không? Dù điều này nghe có vẻ vô cùng có lý nhưng nó hoàn toàn là một ý tưởng “phản tác dụng”. Nếu bạn chỉ tập trung tránh sự lúng túng, thì bạn sẽ nhanh chóng từ bỏ việc cố gắng giao tiếp xã hội, và điều này đi ngược lại với những gì bạn muốn. Thế nên thay vào đó, tôi đề nghị bạn chấp nhận sự lúng túng. Thay vì xem những khoảnh khắc khó xử ấy như một thất bại, bạn hãy xem chúng như là bạn đang mở rộng giới hạn vùng an toàn của mình ra.

Giống như bất kỳ kỹ năng nào khác, bạn chỉ có thể cải thiện các kỹ năng xã hội của mình bằng cách cố gắng thực hành; và trong quá trình luyện tập, chắc chắn bạn sẽ trải qua một vài khoảnh khắc khó xử. Ngay cả khi bạn là người hướng ngoại và cởi mở nhất hành tinh, bạn vẫn không thể thoát khỏi sự lúng túng vì đó là một phần của con người.

7. Đặt câu hỏi

Cách cải thiện kỹ năng xã hội

Duy trì cuộc trò chuyện với một người mà bạn không biết rõ có thể rất khó khăn. Vậy đâu là những điều bạn nên nói? Tôi không thể trả lời câu hỏi ấy vì mọi tình huống đều khác nhau, nhưng tôi có thể cho bạn lời khuyên. Đó chính là đặt câu hỏi.

“Mọi người đều thích nói về bản thân mình” – đây là câu ngạn ngữ mà có lẽ bạn đã nghe qua rồi. Hỏi ai đó về bản thân họ, và họ sẽ không thiếu điều để nói đâu.

Tuy nhiên, chìa khóa ở đây là đặt câu hỏi mở, nghĩa là hãy đặt những câu hỏi mà câu trả lời không chỉ là “Có” hoặc “Không”. Đó là sự khác biệt giữa hai câu: “Bạn có thích sống ở đây không?” và “Bạn nghĩ gì khi sống ở đây?” Hay là sự khác biệt giữa câu “Bạn đã lớn lên ở đâu?” và “Hãy nói cho tôi biết về nơi bạn lớn lên.” (Tôi biết rằng về mặt cấu trúc, đây không phải là một câu hỏi, nhưng nó vẫn được tính nhé!)

Khi bạn đặt câu hỏi mở, bạn tạo cơ hội cho cuộc đối thoại được tiếp diễn. Bạn sẽ hiểu thêm về người mà bạn đang trò chuyện và thông tin đó sẽ là nhiên liệu cho cuộc trò chuyện tiếp theo; thêm vào đó, nó sẽ làm bạn bớt áp lực và căng thẳng hơn.

8. Hãy là người biết lắng nghe

Đặt câu hỏi mở là một cách tuyệt vời để cuộc trò chuyện tiếp diễn, nhưng hãy cẩn thận với nó. Nếu bạn hỏi quá nhiều câu hỏi, bạn có thể bị xem như người máy hoặc đang mất tập trung và cuối cùng là bạn muốn họ biết là bạn không lắng nghe họ nói.

Nhưng lắng nghe như thế nào? Lắng nghe hiệu quả không chỉ là tiếp nhận thông tin một cách thụ động. Thay vào đó, bạn cần cho người khác thấy rằng bạn đang lắng nghe. Điều này xuất phát từ những lời nói khẳng định, ngôn ngữ cơ thể và sự im lặng có hiệu quả.

Hãy bắt đầu với việc khẳng định những điều người khác đang nói. Chẳng hạn nếu ai đó nói với bạn rằng họ lớn lên ở một quốc gia khác ra sao, bạn có thể nói “Chắc hẳn điều này sẽ giúp anh có một cái nhìn khác về Hoa Kỳ đấy [hoặc bất cứ quốc gia nào mà người đó đang ở].

Đưa ra những câu khẳng định như thế chứng tỏ bạn đã tham gia vào cuộc trò chuyện và suy nghĩ về những điều mà bạn nghe thấy.

Tiếp theo đó là ngôn ngữ cơ thể. Ngôn ngữ cơ thể sau đây cho thấy bạn đang lắng nghe:

· Quay về phía người đối diện (đừng nhìn chỗ khác hoặc nhìn về hướng xa xăm)

· Gật đầu (hoặc lắc đầu)

· Duy trì giao tiếp bằng mắt (chỉ cần chắc chắn rằng bạn không làm quá lên vì điều này có thể làm người ta sợ)

Cuối cùng là không nên nói quá nhiều. Thực sự lắng nghe; im lặng và tiếp thu những điều mà người ấy nói.

9. Thoát khỏi suy nghĩ của mình

Mọi người dễ tập trung vào những điều họ định nói đến nỗi quên luôn việc lắng nghe và hiện diện trong cuộc nói chuyện. Tôi vẫn vật lộn với điều này ngay cả khi nói chuyện với bạn bè thân thiết, nhưng giờ thì vấn đề đã tốt hơn khi tôi nhận ra điều đó.

Lần tới khi nói chuyện, hãy xem liệu bạn có đang suy nghĩ về những gì bạn định nói không, hay là tập trung vào những gì người kia đang nói. Bạn có thể ngạc nhiên về mức độ xảy ra thường xuyên của nó đấy!

Nhìn chung thì nhận thức được điều này là đã đủ để cải thiện nó rồi, nhưng nếu bạn vẫn đang vật lộn, tôi khuyên bạn nên thử thiền chánh niệm. Thiền có thể giúp bạn ngự trị tâm trí lang thang và tập trung hơn vào thời điểm hiện tại.

Cách cải thiện kỹ năng xã hội

10. Không nên đòi hỏi sự hài hước

Hài hước là một cách tuyệt vời để kết bạn, nhưng không phải ai cũng hài hước cả. Ít nhất thì không phải ai cũng hài hước mọi lúc được. Không phải ai cũng có tính cách ấy và đó là điều bình thường. Bạn không cần phải là người vui tính để chuyện trò và xây dựng những mối quan hệ tuyệt vời. Vẫn còn chỗ và nhu cầu cho những người nghiêm túc trên thế giới nữa mà!

Dù bạn làm gì đi chăng nữa, đừng bắt buộc mình phải vui tính. Mọi người có thể biết khi nào bạn đang cố gắng tỏ ra vui tính. Điều này rất khó chịu và không thoải mái (trừ khi bạn đang thực hiện một số thói quen đầy vui nhộn).

Hãy là chính mình và bạn sẽ thấy chắc rằng mình sẽ nhận được tiếng cười trong lúc đang nói.

Cách cải thiện kỹ năng xã hội không có gì khác là Thực Hành, Thực Hành Và Thực Hành

Càng có nhiều tương tác xã hội thành công thì bạn càng trở nên tự tin hơn; và khi bạn tự tin hơn, giao tiếp xã hội sẽ trở nên dễ dàng hơn (và thậm chí là vui nữa chứ!). Nhưng bạn không thể xây dựng sự tự tin của mình nếu bạn không đi ra ngoài và cố gắng thực hành.

Điều này không có nghĩa là bạn phải đi đến một nơi khác vào mỗi tối trong tuần. Bạn có thể bắt đầu từ những cuộc trò chuyện nhỏ mà vẫn có thời gian của riêng mình khi là một người hướng nội (Nếu bạn bỏ lỡ điều này, bạn sẽ gặp nguy hiểm đấy).

Để bắt đầu, hãy tìm một hoạt động thú vị cho phép bạn thực hành các kỹ năng xã hội của mình. Hãy thử áp dụng những lời khuyên trong danh sách này; sau đó, tham gia vào các tình huống xã hội ít quen thuộc hơn khi bạn cảm thấy mình đã tự tin hơn.

———–

Tác giả: Ransom Patterson

Dịch giả: Bùi thị Kim Chi

Trên đây là Cách cải thiện kỹ năng xã hội . Hy vọng các bạn có thể tìm ra cách áp dụng các kỹ năng này vào trong cuộc sống của mình và thu nhận được nhiều điều tích cực.